Ý tưởng được lấy cảm hứng từ Terminator 2 (Kẻ hủy diệt 2)
Ông Joseph Desimone, CEO của Công ty Carbon3D cho biết, công nghệ trên được các nhà thiết kế và nghiên cứu của công ty lấy ý tưởng từ bộ phim Terminator 2, giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất in 3D bằng cách tạo ra một vật thể từ một chậu nhựa lỏng. “Chúng tôi lấy ý tưởng từ bộ phim Terminator 2 với T-1000 (nhân vật người máy hủy diệt dạng lỏng). Bằng cách kiểm soát chính xác vị trí của oxy và ánh sáng trong không gian, chúng tôi có thể trực tiếp tạo ra các bộ phận”, CEO Công ty Carbon3D nói. Ông Desimone cho biết thêm, kỹ thuật công nghệ in 3D mới CLIP loại bỏ được nhược điểm phân tầng của kỹ thuật in lớp chồng lớp theo kiểu truyền thống, vốn không thể tạo ra các sản phẩm đồng nhất, bền vững và chất lượng cao. Đặc biệt, công nghệ in 3D CLIP còn rút ngắn thời gian sản xuất từ 25-100 lần so với công nghệ in hiện nay.
Dễ như “trám răng”
Kỹ thuật in 3D CLIP cũng áp dụng ý tưởng tương tự nhưng sử dụng quá trình quang hóa để làm phần nhựa đông lại nhanh chóng với những mẫu hình đa dạng và tinh xảo. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục chiếu hình ảnh mặt cắt của vật thể cần in trong bể chứa nhựa, vật liệu nhựa cảm quang sẽ phản ứng và tự kết hợp thành một vật liệu như chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà các nhà khoa học lưu ý là cân bằng việc phân phối ánh sáng và ôxy cần phải hết sức cẩn trọng trong quá trình ức chế đóng rắn vật thể theo hình dạng định trước bên trong bể chứa nguyên liệu. Một ưu điểm khác mà công nghệ in 3D CLIP có thể mang lại những hứa hẹn cho ngành công nghiệp in cũng như nhiều ngành sản xuất khác là nó có thể tạo ra các sản phẩm trên tất cả các loại vật liệu polymer khác nhau, bao gồm cả các loại nhựa dẻo, đàn hồi…
Hiện Công ty Carbon3D đang hợp tác thử nghiệm nghiên cứu công nghệ in trên với nhiều công ty thiết kế, các phòng thí nghiệm, các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp ô tô và quần áo thể thao. “Chúng tôi đã thực hiện thành công bước tiến trong công nghệ in 3D, đồng thời tạo ra được tầm nhìn chiến lược mới và giải quyết được những nhược điểm của công nghệ in 3D trước đây”, Jim Goetz, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Carbon3D cho biết thêm.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm công nghệ in 3D này tại các trang thông tin công nghệ khoa học.
Nguồn: anninhthudo.vn
Tìm kiếm liên quan:
in 3d là gìdịch vụ in 3dcông nghệ in 3din 3d hcmin 3d hà nộiin 3d kim loạiin 3d tphcmin 3d youtube
0 nhận xét :
Đăng nhận xét